Menu

12. Viết cho màn hình đồ họa, tít và chú thích

Đồ họa ngày càng được sử dụng nhiều trong các bản tin thời sự và trở thành một “loại hình” thị giác truyền hình. Khi dẫn trên trường quay hay trong một trường đoạn cụ thể của phóng sự, phóng viên có một công cụ thị giác và tổng hợp để đưa ra những thông tin dày đặc, nhất là các con số.

Được bắn lên màn hình, tít và chú thích cung cấp những thông tin quan trọng (tên những người được phỏng vấn, địa điểm, ngày tháng). Những thông tin này xuất hiện rất ngắn nên phải được trình bày cụ thể và ngắn gọn để giúp khán giả đọc dễ dàng.

Đồ họa: vài lời khuyên

Bảng, đồ thị hay hình vẽ thực hiện bằng đồ thị thường “nói” nhiều hơn các hình ảnh có lời bình theo cách trình bày lần lượt. Những tổng hợp hình “đọc được” trong chớp mắt này cho phép phóng viên cung cấp nhiều thông tin hơn trong thời gian ngắn hơn.

Với điều kiện tôn trọng vài quy tắc để dễ đọc:

  • Điền các bảng bằng những thông tin từ nguồn chính thống

Trong trường hợp các bảng “được nhập vào”, phóng viên nhất thiết phải nêu nguồn dữ liệu nếu đó là kết quả của một cuộc điều tra, mẫu và sai số.

Những tít do các nguồn tổ chức cung cấp thường chỉ là chú giải:

ví dụ Biến đổi tỉ lệ sinh năm 2012. Phóng viên phải bổ sung tít này để làm thành một tít có thông tin:

Năm 2012: tỉ lệ sinh tăng mạnh ở Paris.

  • Đơn giản hóa những dữ liệu phức tạp

– Phân chia các dữ liệu thành nhiều bảng liên tục

– Sắp xếp đồ họa bằng cách làm cho các thông tin xuất hiện dần dần.

– Làm cho các phép tính dễ hiểu bằng cách đưa kết quả trước khi đưa phép tính và tập hợp các số dễ kết hợp cùng nhau

Chú thích (synthés) có thông tin và dễ đọc

  • Soạn tối đa ba dòng cho mỗi chú thích chân, từ 30 đến 40 ký tự (kể cả dấu cách) mỗi dòng
  • Chia dòng có tính đến nhóm ngữ nghĩa

Yves MARTIN
Phụ trách khu vực thành phố Vườn nho và Rượu vang

Yves MARTIN
Phụ trách khu vực thành phố Vườn
nho và Rượu vang

  • Tránh chữ viết tắt

Đối với khán giả truyền hình, đọc một từ dài nhưng đầy đủ còn dễ hơn một ký hiệu không đầy đủ: Confed

  • Phát triển các từ viết tắt

Nếu một ký hiệu tắt đã quen thuộc, trước hết viết ký hiệu tắt sau đó viết giải nghĩa của nó đầy đủ trong ngoặc đơn.

Nếu một ký hiệu viết tắt không quen thuộc, viết nghĩa đầy đủ của nó trước khi cho cụm từ viết tắt vào ngoặc đơn.

  • Chú thích rõ về những người được phỏng vấn

– Chú thích cung cấp thông tin danh tính của người được phỏng vấn: họ + tên + chức danh liên quan đến chủ đề của phóng sự: “Joël Furiga, Tổng giám đốc AIR LIB”

– Đôi khi, vì đồng cảm với người được phỏng vấn, các phóng viên quên không hỏi họ của những người thất nghiệp, thanh niên, phụ nữ, người nước ngoài, người vô gia cư nên phỏng vấn của họ phát trên màn hình mà không có chú thích hay chú thích không đầy đủ:

:-( “Fabiola, cựu nhân viên AIR LIB”

:-) Trừ khi người được phỏng vấn chủ động đề nghị, phóng viên phải bắn chú thích đầy đủ.

Ngược lại, không cần chú thích cho tất cả những người phát biểu trên truyền hình. Trong trường hợp phỏng vấn – vỉa hè chẳng hạn, đó không phải một cuộc phỏng vấn thật sự, nên tránh những chú thích kiểu “một người qua đường tức giận” hay “bà cụ dự báo thời tiết”, vv.

  • Chú thích những nơi ít được biết đến bằng cách định vị so với những nơi khán giả truyền hình biết:

Malakof (ngoại ô Paris)

  • Chú thích ngày tháng một cách độc lập so với ngày phát sóng lần đầu:

:-) 27/11/2011
:-( Hôm / qua chiều nay

  • Chú thích tất cả những hình ảnh không liên quan đến thời sự hiện tại hay thực tế hiện trường

– Nếu phóng viên sử dụng những “tài liệu” thực thụ, chú thích “tư liệu” phải được thay bằng một chú thích có thông tin ghi rõ địa điểm và ngày tháng chính xác khi quay được hình ảnh.

– Chú thích “tư liệu” thường để chỉ ra là một số hình ảnh của phóng sự không phải được quay “mới”. Trong tác nghiệp, chú ý không sử dụng lại những hình ảnh “làm sẵn” này từ phóng sự này sang phóng sự kia.

Tất cả những nguồn hình ảnh khác đều phải được ghi rõ trong chú thích:

– video của người không chuyên nghiệp

– hình ảnh kỹ xảo

– trích từ Bản tin Thời sự + ngày

Những chú thích này được gắn với toàn bộ trường cảnh để tránh hiểu nhầm liên quan đến việc dùng chúng trong bản tin thời sự.

Đối với tất cả những thông tin được bắn lên màn hình:

(những thông tin được đưa lên màn hình và được viết bằng máy phát ký tự)

– Các ký tự chữ và số phải có chiều cao ít nhất bằng 1/20 chiều cao của màn hình.

– Phải nhóm những thông tin cùng dạng với nhau để tạo thuận lợi cho việc đọc bằng các “gói ngữ nghĩa”

– Lời bình đi kèm một trường đoạn được xử lý bằng đồ họa nhất định phải bình luận các thông tin theo thứ tự và tốc độ chúng được chiếu, và sử dụng lại những từ khóa được chiếu trên màn hình.

– Hình đồ họa được giữ trên màn hình trong suốt thời gian đủ để đọc thành tiếng tất cả những chi tiết có ý nghĩa hiển thị.

Những chú thích cần thiết khác